2023-12-13
LAUSANNE, SWITZERLAND
Lausanne, Thụy Sĩ, ngày 13 tháng 12 năm 2023 – Tetra Pak đang triển khai phương pháp tiếp cận tích hợp thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang các hệ thống thực phẩm an toàn, 1 bền vững và linh hoạt hơn; tận dụng vai trò dẫn đầu của công ty trong ngành công nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm nhằm tạo ra những thay đổi cấp bách. Điều này góp phần củng cố thêm vị thế dẫn đầu của công ty trong Nhiệm vụ Chế biến sữa toàn cầu (Global Dairy Processing Task) – nằm trong sáng kiến khí hậu ‘Lộ trình Tiến tới Phát thải Khí Nhà kính trong Ngành Sữa bằng Không’ nhằm mục đích khám phá các hệ thống và công nghệ đổi mới cần thiết để tiếp tục giảm phát thải khí nhà kính (GHG) trong chế biến sữa.
Ông Charles Brand, Phó Chủ tịch Điều hành các Giải pháp & Thiết bị Chế biến, Tetra Pak, chia sẻ: “Chuyển đổi hệ thống lương thực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng một tương lai bền vững trước các biến động. Hiện nay, những hệ thống này đang hoạt động chưa hiệu quả và không bền vững, tạo ra hơn một phần ba (34%) lượng phát thải khí nhà kính (GHG), 2 trong khi một phần ba lượng thực phẩm sản xuất ra bị thất thoát hay lãng phí. 3 Hệ thống lương thực cũng không đáp ứng được nhu cầu của người dân khi 9% dân số thế giới phải đối mặt với nạn đói 4 và 30% đang trong tình trạng suy dinh dưỡng. 5 Ngoài ra, chuỗi giá trị thực phẩm đang gây ra nạn phá rừng và mất đa dạng sinh học, đồng thời được coi là vấn đề quan trọng thứ hai về chống biến đổi khí hậu chỉ sau nguồn năng lượng. Chúng ta không thể cắt giảm lượng thực phẩm, nhưng chúng ta có thể chuyển đổi hệ thống này theo hướng an toàn, linh hoạt và bền vững hơn.”
Tetra Pak đã xác định bốn hướng chính để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực. Công ty cũng đã thiết lập các kế hoạch hành động và mục tiêu đo lường cụ thể cho từng hướng đi sao cho phù hợp với những thay đổi quan trọng trong việc chuyển đổi lương thực và đất đai do Liên minh Sử dụng Đất và Lương thực (FOLU) đề xuất. 6
Tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi sang ngành sữa bền vững hơn 7 bằng cách giải quyết tác động môi trường trong quá trình chế biến sữa, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng suất, lợi nhuận và sinh kế cho các nông hộ nhỏ.
Cải tiến để phát triển các nguồn thực phẩm mới như đa dạng hóa các loại protein thay thế, bổ sung cho các nguồn protein từ sữa và động vật khác.
Giảm thất thoát và lãng phí lương thực bằng cách phát triển các công nghệ chế biến thực phẩm giúp giảm lãng phí thực phẩm trong quá trình sản xuất, bao gồm các giải pháp mới để biến các dòng sản phẩm phụ có giá trị thấp, dễ bị lãng phí thành các sản phẩm có giá trị gia tăng. Các giải pháp bao bì tiệt trùng đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc giảm lãng phí thực phẩm bằng cách bảo quản thực phẩm dễ hỏng mà không cần chất bảo quản hoặc làm lạnh, giúp thực phẩm được phân phối rộng rãi, ngay cả ở những vùng sâu vùng xa nơi còn thiếu chuỗi cơ sở hạ tầng bảo quản lạnh. 8
Mở rộng khả năng tiếp cận dinh dưỡng an toàn 9 thông qua bao bì thực phẩm bền vững10 bằng cách thiết kế và triển khai các giải pháp đóng gói thực phẩm bền vững giúp đảm bảo chất lượng thực phẩm và cải thiện khả năng tiếp cận thực phẩm an toàn.
Thông báo này được công bố cùng thời điểm Tetra Pak phối hợp với EY Parthenon ra mắt sách trắng. Bản báo cáo này nghiên cứu những yêu cầu chính đối với các hệ thống lương thực để có thể duy trì tốt cả cho con người và hành tinh đến năm 2040.
Ông Charles Brand kết luận: “Tại Tetra Pak, chúng tôi không chỉ đưa ra những cam kết mà chúng tôi còn thúc đẩy một chương trình nghị sự mang tính cách mạng dựa trên những bằng chứng vững chắc. Chúng tôi hưởng ứng lời kêu gọi khu vực tư nhân tham gia chống biến đổi khí hậu bằng cả tham vọng và kế hoạch chiến lược của mình nhằm hiện thực hóa chúng. Trong khuôn khổ COP28 và còn xa hơn thế nữa, chúng tôi tự hào được hợp tác với các bên liên quan của chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, các đối tác trong ngành, khách hàng và các chuyên gia để giúp chuyển đổi các hệ thống lương thực và thúc đẩy thực phẩm phát triển.”
1 Định nghĩa: Hệ thống thực phẩm là một hệ thống bao gồm tất cả các yếu tố (môi trường, con người, đầu vào, quy trình, cơ sở hạ tầng, thể chế, thị trường và thương mại) và các hoạt động liên quan đến sản xuất, chế biến, phân phối, tiếp thị, chuẩn bị và tiêu thụ thực phẩm cũng như kết quả đầu ra của các hoạt động này, bao gồm cả kết quả kinh tế xã hội và môi trường. Nguồn: Lực lượng đặc nhiệm cấp cao về an ninh lương thực và dinh dưỡng toàn cầu (HLTF) (un.org)
2 Tạp chí Khoa học Nature Food (Số thứ 2, tr.198-209). Crippa và cộng sự. (2021): “Hệ thống thực phẩm chịu trách nhiệm cho 1/3 lượng phát thải khí nhà kính do con người tạo ra”. https://www.nature.com/articles/s43016-021-00225-9
3 https://www.wfp.org/stories/5-facts-about-food-waste-and-hunger#:~:text=One%2Dthird%20of%20food%20produced,worth%20approximately%20US%241%20trillion
4 FAO. Tình trạng an ninh lương thực và dinh dưỡng trên thế giới. https://www.fao.org/3/cc3017en/cc3017en.pdf (2023).
5 Tổ chức Y tế Thế giới. Suy dinh dưỡng. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/malnutrition
6 Liên minh sử dụng đất và lương thực | Viện Tài nguyên Thế giới (wri.org)
7 Định nghĩa: Ngành công nghiệp sữa bền vững được định nghĩa là ngành công nghiệp sữa giảm lượng khí thải nhà kính bằng cách áp dụng công nghệ, thiết bị và các phương pháp hiện đại nhất trong sản xuất và chế biến để đảm bảo an ninh dinh dưỡng và duy trì sinh kế cho hàng tỷ người trong tương lai, đồng thời giúp đảm bảo tương lai cho tất cả chúng ta. https://globaldairyplatform.com/sustainability
8 Sự kết hợp giữa phương pháp chế biến tiệt trùng và hộp đựng đồ uống giúp bảo quản các sản phẩm dễ hỏng lên đến 12 tháng mà không cần chất bảo quản hay tủ lạnh tốn nhiều năng lượng.
9 Định nghĩa: Hồ sơ dinh dưỡng của thực phẩm đóng gói được đánh giá dựa trên hệ thống đánh giá điểm sức khỏe có tên là Health Star Rating, Health Star Rating
10 Bao bì bền vững là bao bì đáp ứng được các yêu cầu chức năng của nó với tác động tối thiểu tới môi. Bao bì bền vững được làm từ vật liệu tái tạo hoặc tái chế có nguồn gốc có trách nhiệm, có thể tái chế được và tạo ra lượng khí thải carbon thấp trong quá trình sản xuất, sản xuất, vận chuyển và tái chế.
LIÊN HỆ TRUYỀN THÔNG
Tetra Pak:
Tạ Bảo Long
Trưởng phòng Truyền thông
Tetra Pak Việt Nam
BaoLong.Ta@tetrapak.com
PR Agency:
Vũ Tú Nam
Giám đốc
Công ty truyền thông BETANAM
SĐT: +84 91 3039 398
nam.vu@betanam.com.vn